Cyber Security là gì?
Cyber Security là gì? Các phương pháp củng cố an ninh mạng áp dụng trong nhà máy thông minh
Cyber Security là từ đang được tìm kiếm ngày càng nhiều trên các diễn đàn tin học, công nghệ. Vậy bạn đã biết Cyber Security là gì chưa, cùng tìm hiểu ngay?
Thời gian gần đây, đi kèm với những điểm sáng của sự bùng nổ về mạng internet và tăng trưởng nhanh chóng trong cơ sở hạ tầng viễn thông tại các doanh nghiệp là sự xuất hiện của những mảng tối. Sự xâm lấn của hàng loạt các Hacker trước đây những tưởng chỉ đe dọa tới việc mất cắp thông tin cá nhân thì nay đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều mặt của một doanh nghiệp như sở hữu trí tuệ, mất mát tài sản, doanh thu và uy tín. Am hiểu về Cyber Security (An ninh mạng) không chỉ giúp quý doanh nghiệp bảo vệ được lợi ích nhóm mà sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nắm được lợi thế ưu tiên trong thời đại 4.0 hiện nay.
Cyber Security là gì?
Cyber Security theo dịch thuật là An ninh mạng. Thuật ngữ chuyên ngành này bao gồm các hoạt động, cách thức tổ chức, các giải pháp chuyên môn được thực hiện để đảm bảo sự bảo mật, toàn vẹn cũng như tính khả dụng của dữ liệu và thông tin hệ thống trong một doanh nghiệp.
Hiện nay, các nhà máy thông minh với hệ thống các thông tin và dữ liệu được xây dựng thành hệ thống, sau đó lưu trữ trên nhiều thiết bị điện tử như máy tính, laptop, smartphone, máy chủ điều hành được tích hợp về cảm biến, quét mã QR Code, RFID dần trở thành miếng mồi ngon mà Hacker hướng tơi.
Các phương pháp tăng cường an ninh mạng áp dụng trong nhà máy thông minh hiện nay
Cyber Security hay An ninh mạng có phạm vi rộng khắp nhưng hiện nay tại khu vực các nhà máy thông minh sẽ tập trung trong 4 lĩnh vực nòng cốt, có tác động đến tất cả các hoạt động của nhà máy như sau:
Bảo mật về hệ thống mạng
Không chỉ chống lại các hoạt động truy cập trái phép từ bên ngoài các nhà máy mà còn phải cẩn thận với sự phá hoại từ bên trong. Bảo mật hệ thống mạng là lá chắn đầu tiên giúp các công ty phát hiện ra sự khác thường trong hệ thống từ đó truy vấn ra các mối đe dọa tiềm tàng tới lợi ích của nhà máy.
Để đảm bảo việc quản lý bảo mật mạng, các nhà máy thông tin hiện nay thường trang bị máy móc tiên tiến giúp cập nhật. lưu trữ các dữ liệu bất thường sau đó đánh giá và cảnh báo những sự cố đe dọa tới nhà máy.
Bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây
Điện toán đám mây cho phép dữ liệu lưu trữ vĩnh cửu với lượng data lớn. Vì sự tiện ích này mà công cụ điện toán đám mây được ứng dụng tại hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhà máy thông minh. Tuy vậy vì đây là nơi chứa nhiều thông tin nên không thể tránh khỏi việc trở thành miếng mồi béo bở của các hacker.
Để nâng cao khả năng bảo mật của điện toán đám mây thì Cyber Security sẽ được thực hiện đi kèm với tính năng bảo mật của nền tảng này.
Bảo mật với IoT
IoT là viết tắt của cụm từ Internet of Things hay vạn vật kết nối. Nó là sự kết hợp của nhiều thiết bị vật lý trong một cơ quan như thiết bị cảm biến, bộ điều khiển thông minh, camera an ninh, máy in, … tạo thành hệ thống. Hiện nay hầu hết các thiết bị IoT đều hoạt động một cách nguyên bản (không có tầng bảo mật) dẫn đến các mối nguy cơ về mất cắp dữ liệu. Vì hệ thống này thường tích hợp ở trạng thái không an toàn nên việc bảo vệ thông tin và dữ liệu tại IoT là một thách thức không nhỏ đối với các nhà máy thông minh.
Vì sao các nhà máy thông minh đều nên sử dụng Cyber Security
Cyber Security góp phần
- Bảo vệ nhà máy trước các phần mềm độc hại gây lỗi, treo hệ thống và website, đường link đánh cắp thông tin, bí mật kinh doanh.
- Đảm bảo sự an toàn cho thông tin nhà máy cũng như cá nhân khách hàng của nhà máy từ đó nâng cao vị thế của nhà máy cũng như thương hiệu toàn doanh nghiệp.
- Ngăn ngừa mọi sự xâm nhập hệ thống trái phép
Kết luận:
Trong thời đại hiện nay, việc đảm bảo an toàn thông tin đóng vai trò quyết định đến lợi ích, sự phát triển của một doanh nghiệp. Xây dựng mô hình An ninh mạng là tất yếu đối với mọi hình thức kinh doanh nói chung cũng như các nhà máy thông minh nói riêng. Đối với giới kinh doanh Việt Nam, đây chắc chắn sẽ là vấn đề được ưu tiên xử lý trong thời gian tới.