Phần mềm giả lập được ra đời để hỗ trợ chạy một chương trình ở phần cứng này trên một phần cứng khác, nhằm mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng ứng dụng.
Phần mềm giả lập chắc hẳn không còn là cụm từ mới mẻ, bởi có thể bạn đã từng nghe qua ở đâu đó. Thế nhưng phần mềm này có nghĩa là gì? Và chúng có những ưu điểm ra sao trong công nghệ thông tin thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu thêm một số thông tin liên quan đến chương trình giả lập.
Phần mềm giả lập là gì?
Ngay ở cái tên giả lập cũng phần nào để chúng ta mường tượng ra được ý nghĩa thật sự của phần mềm này. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, thì phần mềm giả lập cho phép hệ thống máy tính chủ bắt chước gần giống các máy tính khác. Một chương trình giả lập có khả năng để máy chủ chạy trên những phần mềm hoặc sử dụng thiết bị ngoại vi có thiết kế dành riêng cho những máy tính khác.
Chẳng hạn, một tựa game chỉ dành riêng cho các máy Playstation sẽ không thể chơi được trên PC với hệ điều hành chính là Windows và các hệ điều hành khác, trừ trường hợp game đã có bản dành riêng cho PC. Trong trường hợp này, người dùng sẽ sử dụng các phần mềm giả lập Playstation mới có thể chơi được game đó trên máy tính.
Trên thực tế, phần mềm giả lập được làm ra để người dùng thoải mái trải nghiệm chơi game trên nhiều nền tảng khác nhau và một hệ điều hành trong máy tính. Ví dụ, các bạn có thể chạy giả lập Windows 7 trên Windows 10 trong khi vẫn sử dụng các ứng dụng của Windows 10 như bình thường. Ngoài ra, các bạn cũng vẫn có thể chạy giả lập cho các hệ điều hành như Windows XP, Mac OS, iOS và Android.
Nguyên lý hoạt động của phần mềm giả lập
Như đã chia sẻ, chương trình giả lập có khả năng giả phần cứng của một hệ máy khác, gồm tất cả các linh kiện được lắp đặt trong máy. Dựa vào ví dụ chơi game Playstation bên trên. Chương trình giả lập sẽ bắt chước chip xử lý âm thanh, card đồ họa, CPU, các linh kiện nội, ngoại vi và vô số các thứ khác.
Việc mô phỏng lại các phần cứng mới ngày nay là điều không hề đơn giản. Nhưng trong quá trình giả phần cứng, phần mềm giả lập buộc lòng phải hoạt động tốt và không được mắc sai lầm nào.
Hầu hết các loại máy tính, smartphone và cả console đều cần CPU mới có thể hoạt động được. Thế nhưng, mỗi máy lại có từng loại CPU khác nhau và kiến trúc lệnh của các máy đều có sự riêng biệt.
Về cơ bản, kiến trúc lệnh cũng là một chi tiết giúp phần cứng trong máy hiểu và thực hiện theo những yêu cầu, mệnh lệnh mà phần mềm đưa ra.
Ưu điểm của phần mềm giả lập
- Sử dụng phần cứng của các máy tính chủ nhằm gia tăng chất lượng trải nghiệm như khi dùng máy tính hoặc các thiết bị khác. Thông thường, chất lượng đồ họa của các game giả lập trên máy tính được đánh giá là tốt hơn khi chơi trên console hoặc điện thoại.
- Một số chương trình giả lập cho phép người dùng thoải mái thao tác hình ảnh, nội dung như trên máy khách.
- Có thể thêm được một số tính năng phần cứng mà các máy tính khách hoặc thiết bị dùng để cài đặt giả lập ban đầu chưa có.
- Tiết kiệm được thời gian thử nghiệm khi viết phần mềm. Việc thiết lập và vận hành game mobile nhờ vào các chương trình giả lập ngay trên máy tính giúp lập trình viên hoàn thành công việc nhanh hơn và dễ dàng hơn.
- Có không ít chương trình giả lập đã được phát triển và phát hành theo giấy phép GNU thông qua mã nguồn mở. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều người có thể cùng nhau hợp tác và xây dựng game mobile trên máy tính.
Chương trình giả lập được sử dụng khi nào?
Nếu các bạn sử dụng Windows 32 bit thì tất nhiên việc dùng Windows 64 bit là điều không thể. Và nếu cần dùng một ứng dụng chỉ có đúng phiên bản 64 bit thì các bạn có thể giả lập Windows 64 bit để dùng được ứng dụng mình đang cần. Chứ không nhất thiết phải xóa Windows cũ và cài đặt lại từ đầu.
Như vậy, đó là những thông tin tổng quát về khái niệm về phần mềm giả lập cùng các ưu điểm của phần mềm này trong việc hỗ trợ dùng một số ứng dụng khác nhau. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho người đọc.