Ổ cứng thể rắn

Ổ cứng SSD, Có cần thiết phải sử dụng không ?

Ổ cứng SSD, Có cần thiết phải sử dụng không ?

Ổ cứng SSD – lựa chọn tuyệt vời cho máy tính công nghiệp

Ổ cứng SSD là một linh kiện vô cùng quan trọng trong máy tính, nó quyết định sự nhanh chậm của các thao tác trên máy. Vậy, ổ cứng SSD là gì? Nên sử dụng loại ổ cứng SSD như thế nào?

Bạn đang sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, trong đó có máy tính. Đó là công cụ quan trọng nhằm hỗ trợ con người khi làm việc. Vậy sự hiện diện của ổ cứng SSD có vai trò gì trong đó!

Ổ cứng SSD là gì?

SSD là tên viết tắt tiếng Anh của Solid State Drive. Ổ cứng SSD hay còn có các tên gọi khác như: Ổ đĩa bán dẫn, ổ bán dẫn, ổ đĩa thể đặt, ổ đĩa điện tử. Thuật ngữ này chỉ một loại thiết bị dùng để lưu trữ làm từ các chất bán dẫn. Nhằm lưu trữ các dữ liệu cần thiết trên máy tính.

Ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD là gì?

[/ tie_full_img]

Lịch sử của ổ cứng SSD

Thời kỳ mới chế tạo ra máy tính và ống chân không vẫn còn được đưa vào sử dụng, chiếc SSD đầu tiên ra đời. Sau đó, nó không còn được sử dụng do có sự xuất hiện của ổ cứng dạng trống.

Đến những năm 70-80 của thế kỷ 20, IBM, Cray và Amdahl đã cho tiếp tục sản xuất SSD. Tuy nhiên do giá thành quá cao, nên ổ cứng SSD thời đó không được sử dụng nhiều và gặp khá nhiều khó khăn.

Sau nhiều lần sửa đổi và cải tiến, đến tận năm 1996 thì SSD mới hoàn toàn thay thế được cho ổ cứng rỗng truyền thống (hay còn được gọi là HDD) trong các lĩnh vực về truyền thông vũ trụ, quốc phòng an ninh, quân sự,…

Vào năm 2009, SSD được sử dụng trên laptop lần đầu tiên. Và giá cả vẫn cao hơn nhiều so với HDD. Theo đó, SSD dần dần phát triển và thay đổi để có các tính năng và chỗ đứng như ngày nay.

Và đến tháng 3 năm 2018, Nimbus Data đã cho ra đời mẫu SSD có dung lượng lên đến 100TB với công nghệ NAND 3D và tốc độ đọc rất nhanh.

Cac dac tinh cua SSD
Các đặc tính của SSD

Đặc tính của ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD sử dụng RAM làm vật liệu lưu trữ nên hoạt động của SSD không kéo theo các chuyển động cơ khí của các bộ phận khác nên có độ bền hơn so với HDD.

Với kết cấu đặc và các không kéo theo chuyển động của các linh kiện khác, nên SSD thường không tạo ra tiếng ồn, giảm ma sát cơ học. Làm cho tốc độ truy cập cao hơn và thời gian khởi động nhanh chóng.

Ổ cứng SSD tiêu thụ rất ít nguồn điện năng và hoạt động nó ở mức điện áp vô cùng thấp. Chính vì thế SSD được sử dụng trong nhiều laptop điện áp thấp. Đặc biết SSD của Texas Instrument có thời gian truy cập chỉ 15 micro giây, nhanh hơn 250 lần so với các ổ cứng thời đại trước. Với ổ cứng SSD thông thường thì tốc độ truy cập khoảng 80-90 micro giây.

Dải nhiệt độ của SSD bình thường trong khoảng 5-55 °C. Một số ổ có tính năng ưu việt hơn có thể hoạt động ở mức nhiệt độ cao hơn, lên đến 70°C.

Bên cạnh đó, giá thành còn khá đắt so với các loại ổ cứng khác.

Ưu và nhược điểm của SSD

  1. Ưu điểm

  • Không kéo theo chuyển động cơ khí của các linh kiện khác, làm tăng độ bền cho máy tính.
  • Không gây ồn khi hoạt động, tỏa nhiệt ít, tiết kiệm điện năng hơn so với HDD.
  • Có khả năng chống sốc tốt, hoạt động ổn định. Điều đó khả năng hỏng trong quá trình hoạt động được giảm thiểu.
  1. Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn HDD rất nhiều.
  • Khả năng lưu trữ còn nhiều hạn chế.

Các ưu điểm và nhược điểm của SSD

Cách kiểm tra xem máy tính của mình đang chạy SSD hay HDD

  • Bước 1: Nhấp chuột vào Start, tìm kiếm từ khóa Defragment and Optimize Drive và nhấp chuột.
  • Bước 2: Thấy cửa sổ mở ra, bạn cần tìm ô Media Type, thấy điền Solid State Drive thì là ổ cứng SSD, nếu tại đó hiển thị Hard Disk Drive thì là ổ HDD.

Tuy giá thành hơi cao, nhưng những tiện ích mà ổ cứng SSD đem lại cũng hoàn toàn xứng đáng với số tiền mà bạn phải bỏ ra. Với những kiến thức về ổ cứng SSD mà chúng mình vừa cung cấp, mình hy vọng các bạn đã hiểu thêm phần nào về các công dụng, ưu và nhược điểm của nó. Để biết thêm nhiều kiến thức về công nghệ có liên quan, các bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé.

Cac uu diem va nhuoc diem cua SSD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker